Tác động của cuộc sinh nở đối với bé

Thật khó mà diễn tả hết các cảm giác của con bạn khi bé chuyển từ môi trường ấm cúng dễ chịu trong bụng mẹ sang vòng tay của bạn - một môi trường hoàn toàn xa lạ với bé so với trước đây, tuy vậy khi thai kỳ đã đủ ngày đủ tháng thì bé cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cuộc sống mới của thế giới bên ngoài tử cung.
 

Tác động của cuộc sinh nở đối với bé


Tác động của cuộc sinh nở đối với bé

Việc thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra cơ thể bên ngoài khiến cho chức năng các cơ quan của bé có một số thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới đối với cơ thể bé.

Điểm nổi bật nhất là bé bắt đầu phải tự thở. Khi còn trong bụng mẹ nước ối chiếm đầy hai phổi của bé, tuy nhiên trong quá trình chuyển dạ, dưới sức ép khi đẩy bé vượt qua đường sinh, lượng dịch này thường bị tống ra ngoài. Phổi bé được làm trống tạo điều kiện cho bé hít lấy luồng khí đầu tiên khi chào đời, hệ tuần hoàn tiếp đó sẽ nhanh chóng thích nghi với tình trạng mới nhằm bảo đảm cung cấp đủ khí oxy cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Thỉnh thoảng, những bé chào chời bằng phương pháp mổ lấy thai cần được hỗ trợ trong việc làm sạch hệ hô hấp, do bé không trải qua giai đoạn bị ép trong đường sinh nên không tống nước ối ra được. Tình trạng vô cảm cũng có thể gây hạn chế hô hấp tạm thời, do đó nếu bạn phải gây mê khi sinh thì trong vòng vài giờ sau khi chào đời bé cũng phải trải qua tình trạng ngây ngất giống bạn.

Cảm giác của bé ra sao?
 


Trong quá trình sinh, các cảm giác của bé đã được kích thích. Sau khi sinh, cảm giác đột ngột của khoảng không và không khí tác động trên da bé sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến các giác quan này. Thật tế, so với những thời điểm khác trong những ngày đầu, những bé mới sinh thường hiếu động trong những giờ đầu tiên hơn.

Nếu cuộc chuyển dạ không làm bạn quá mệt mỏi và em bé tỉnh táo, bạn hãy tận dụng thời gian đặc biệt này. Bé sẽ rất thích thú đáp ứng lại với sự vuốt ve, giọng nói và hơi ấm của bạn. Ôm ấp bé nhẹ nhàng, xoa bóp, trò chuyện và cho bé bú sẽ giúp hình thành tình yêu thương dễ dàng hơn. Những thời khắc ban đầu này là cơ hội tuyệt vời giúp bạn và bé làm quen với nhau. Tuy nhiên nếu bạn không có được cơ hội này ngay thì cũng đừng quá lo lắng bạn còn có rất nhiều thời gian với bé ở phía trước.

Cân nặng
 


Sau khi bé ra đời thì câu hỏi đầu tiên sẽ là giới tính của bé, và một trong những câu hỏi thường gặp tiếp theo là "bé cân nặng bao nhiêu?". Do cân nặng có thể biểu thị tình trạng sức khỏe chung của bé nên người ta thường lưu tâm đến nó, tuy nhiên các em bé khỏe mạnh có thể có hình dáng cũng như kích thước khác nhau. Một em bé nhỏ nhắn cân nặng 3 kg có thể linh hoạt và mạnh khỏe như bé nặng 4 kg. Mặt dù có một số lo lắng dành cho những bé cân nặng dưới 2.5kg do đó nó có thể báo hiệu tình trạng suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc một vài biến chứng của thai kỳ, tuy nhiên cân nặng ở trẻ sơ sinh có thể rất khác nhau giữa các bé vì thế không nên quá cứng nhắc trong việc này.

Em bé sẽ được cân đo vài phút sau khi sinh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này gồm có tình trạng sức khỏe cũng như cân nặng của bạn lúc sinh, chế độ ăn trong thai kỳ, chức năng nhau thai, gien (cha mẹ cao lớn thì con cũng sẽ nặng cân), giới tính và chủng tộc.

Trong vòng tuần đầu sau khi sinh, con bạn có thể sụt 5% đến 8% cân nặng so với lúc sinh, điều này là hoàn toàn bình thường. Cơ thể bé phải trải qua quá trình điều chỉnh lớn - chuyển từ môi trường tối, yên tĩnh và được nước bao bọc trong bụng mẹ ra thế giới tươi sáng và náo nhiệt bên ngoài, nơi bé tự hít thở và phải tự ăn thay vì được mẹ cung cấp - nên đòi hỏi cần có thời gian để thích nghi. Vào khoảng 1 đến 2 tuần tuổi, bé có thể lấy lại cân nặng như lúc sinh
 


Thang điểm Apgar
 

Ngay khi bé chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ y khoa sẽ tiến hành kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bé. Thang điểm Apgar (được đặt tên theo người tạo ra nó - Virginia Apgar) được đánh giá tại thời điểm một và năm phút sau khi sinh. Nó giúp bác sĩ xác định liệu trong môi trường mới con bạn có cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ nào ngay lập tức hay không. Người ta sẽ tiến hành kiểm tra các điểm như sau: 

- Nhịp tim. 
- Hô hấp 
- Trương lực cơ 
- Phản xạ 
- Màu sắc của da 

Thang điểm này đơn thuần chỉ là để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bé lúc mới sinh, không nên dùng nó để dự đoán sức khỏe sau này cũng như tính cách của bé khi lớn lên.
 
Hiểu về thang điểm Apgar 

Mỗi thông số sẽ được cho 0, 1 hoặc 2 điểm. Điểm 2 cho biết thông số được đánh giá có đáp ứng tốt. Chẳng hạn nhịp tim trên 100 lần trong mỗi phút sẽ được cho điểm 2, tương tự như vậy khi bé có hô hấp tốt, nhiều cử động, khóc to và da hồng hào.

Sau đó người ta sẽ cộng những điểm này lại và đưa ra điểm Apgar chung (bé có thể đạt tối đa 10 điểm).

Phần lớn các bé thường có từ 7 điểm trở lên, hiếm khi nào đạt 10 điểm. Nếu con bạn có điểm Apgar thấp trong hầu hết các thông số (ví dụ như hô hấp không đều, nhịp tim thấp, da tái xanh hoặc giảm trương lực cơ), bé có thể cần được hỗ trợ cho thở dưỡng khí. Nếu sau những trợ giúp ban đầu thang điểm của bé vẫn còn thấp, người ta sẽ đưa bé vào khoa chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt để theo dõi chặt chẽ hơn.
 
Theo dõi dochoicholon.com qua FB, G+:
Thích và chia sẽ bài này trên:

()

Bài viết liên quan

Đối với các bậc cha mẹ, nhất là những cha mẹ lần đầu có con, việc chọn lựa đồ chơi cho bé là rất khó khăn. Đồ chơi nào vừa có tính an toàn, vừa có tính giáo dục lại vừa phù hợp với sở thích của bé là điều mà các bậc cha mẹ rất băn khoăn. Hơn nữa, đồ ch..
Chi tiết

Đồ chơi trẻ em có một vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ, mỗi lỗi đều có công dụng khác nhau và chúng giúp trẻ trở nên tự tin và sáng tạo. Trẻ nhỏ không cần có quá nhiều đồ chơi, chỉ cần một số ít thôi thì cũ..
Chi tiết

Em bé có nhiều điều có thể khiến bạn ngạc nhiên. Chẳng hạn phần lớn các em bé khi mới sinh ra đều trông có vẻ không được sạch sẽ, da nhăn nheo và hơi vàng.  Các đặc tính của bé mới sinh Những điều bạn thấy là r..
Chi tiết

Mua sản phẩm đồ chơi trẻ em của shop Đồ Chơi Chợ Lớn Trên